NHỮNG ĐIỀU NÊN & KHÔNG NÊN TRONG SƠ TÁN HỎA HOẠN
(GEEC.VN) – “Phòng cháy hơn chữa cháy” – Các loại nhà ở khác nhau đòi hỏi cách ứng phó với hỏa hoạn khác nhau, và bạn có thể chưa hiểu rõ hết về điều này!
Trước những thiệt hại và tần suất xảy ra các vụ cháy trên khắp cả nước thời gian gần đây, người dân đã có ý thức hơn về công tác phòng cháy chữa cháy. Quyết định đầu tiên luôn là trang bị cho gia đình một vài thiết bị an toàn như: Mặt nạ phòng khói, bình cứu hỏa, hay thang dây. Điều này là rất cần thiết, nhưng không thể giải quyết vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy là “làm thế nào để bản thân và gia đình ở trong trạng thái an toàn nhất”.
Nguyên lý cháy của lửa đã được tóm tắt ngắn gọn trong “tam giác lửa”. Một đám cháy được chia thành 5 giai đoạn. Như vậy, để giải quyết vấn đề phòng cháy, chúng ta cần lập kế hoạch phù hợp với không gian nhà đang ở.
NHÀ PHỐ
Đa số nhà phố đô thị đều là nhà ống, để ở kết hợp kinh doanh và có thể liên kề hoặc không với một ngôi nhà khác. Nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn nhà phố tiêu biểu gồm sự cố từ bếp ăn, rồi đến sự cố điện, hoặc tới từ căn hộ liền kề.
Thiệt hại của hỏa hoạn ở nhà phố theo thống kê là nghiêm trọng nhất về cả tài sản lẫn tính mạng. Lý do chính là công trình thường được tận dụng để kinh doanh lẫn có người ở, kèm theo đó thiết kế dài hẹp làm việc sơ tán đôi khi là bất khả thi.
Do tính chất khép kín, khói là tác nhân lớn nhất gây thiệt hại về người, sau đó mới đến các tác nhân như điện hoặc lửa nhiệt. Chính vì vậy, việc trang bị các loại thiết bị cảnh báo khói, nhiệt; cũng như bình chữa cháy, mặt nạ hoặc thang dây thoát hiểm là rất quan trọng.
CHUNG CƯ
Chung cư đã là công trình được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy theo luật định. Tuy vậy, cư dân không nên chủ quan trong công tác phòng cháy chữa cháy của mỗi hộ gia đình. Nguyên nhân hỏa hoạn tại chung cư theo thứ tự phổ biến được thống kê là nấu ăn – chập điện – đốt lửa ở loggia ban công.
Hỏa hoạn ở chung cư thường kéo theo chi phí cho nhiều bên liên quan: Hàng xóm – Chủ đầu tư – Ban quản lý tòa nhà – Công an phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, việc thiếu am hiểu về sơ đồ thoát hiểm, bảng chỉ dẫn của cư dân cũng là một nguyên nhân chủ quan dẫn đến thiệt hại trong giai đoạn sơ tán & chữa cháy.
Dưới đây là những điều nên & không nên trong sơ tán mà người bị nạn và người chịu trách nhiệm quản lý tòa nhà cần tuân thủ.
VỚI CƯ DÂN – NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HỎA HOẠN
NÊN: SƠ TÁN BẰNG THANG BỘ
Nguyên tắc này thường xuyên được nhắc nhở trong các cuộc diễn tập cứu hỏa. Nguyên nhân là thang máy có thể bị ngắt nguồn đột ngột, khiến người bên trong mắc kẹt; hoặc tệ hơn là di chuyển đến các tầng đang có ngọn lửa lớn hay nhiều khói.
Với các đối tượng dễ tổn thương như người già, phụ nữ có thai, người khuyết tật và trẻ em, cần có người hỗ trợ để đảm bảo thời gian sơ tán được rút ngắn nhất có thể.
KHÔNG NÊN: PHỚT LỜ CẢNH BÁO
Các thiết bị cảnh báo như máy báo khói có rủi ro phát ra báo động giả nếu bị lỗi hoặc không được bảo dưỡng định kỳ. Song, hãy tuân thủ việc sơ tán ngay khi nghe – nhìn thấy tín hiệu báo cháy.
Hãy nhớ rằng, thoát hiểm an toàn là mục tiêu hàng đầu. Đừng đánh cược mạng sống của bản than và gia đình vì chủ quan hoặc nhận định thiếu căn cứ.
NÊN: DI CHUYỂN THẤP
Khói bay lên, có thể cản tầm nhìn, gây ngạt và mang theo hơi nóng. Do vậy, di chuyển thấp, sát với mặt đất nhất có thể để tránh những ảnh hưởng của khói.
Đồng thời hãy nhớ đóng cửa khu vực vừa thoát ra và kiểm tra nhiệt tay nắm cửa khi đến một khu vực mới.
Khói có thể gây ra hoảng loạn và làm phản ứng của người bị nạn không chính xác theo ý muốn. Vì vậy, hãy nhớ rằng tránh được khói là đã tăng thêm cơ hội sơ tán an toàn.
KHÔNG NÊN: MANG THEO ĐỒ ĐẠC
Kể cả khi bạn không ở gần ngọn lửa, mang vác theo hành lý hoặc đồ đạc có giá trị kinh tế là điều tối kỵ. Ngoài khói, khi lửa ảnh hưởng đến kết cấu công trình, nguy cơ sập đổ trần tường, cháy nổ vật dụng bên trong có thể gây thêm thiệt hại về người.
Nguyên tắc “sơ tán an toàn trong thời gian ngắn nhất” sẽ giúp bạn giữ được sinh mạng, đừng vì sự tiếc rẻ mà làm ảnh hưởng đến bản thân!
VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
KHÔNG NÊN: CẢN TRỞ LỐI THOÁT HIỂM
Lối thoát hiểm quang đãng và sạch sẽ, kèm theo đèn cảnh báo và biển chỉ dẫn thoát hiểm là một phần cần tuân thủ trong kế hoạch sơ tán khi có hỏa hoạn. Với các công trình nhà phố hay chung cư mini, hầm để xe luôn luôn được trưng dụng quá công suất hoặc kiêm nhiệm thêm chức năng nhà kho, gián tiếp “bóp” lối thoát hiểm cần thiết.
Trong các điều kiện thời tiết đặc thù như nồm ẩm, cần lưu ý thêm về độ an toàn của lối thoát hiểm như chống trơn trượt, không có nước đọng.
Những ghi nhớ tưởng đơn giản này đóng một phần quan trọng trong thực tế và làm quy trình sơ tán được hiệu quả hơn.
NÊN: TRANG BỊ ĐÚNG VÀ ĐỦ THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Nhà phố hay chung cư cần phương thức ứng phó với cháy khác nhau. Tuy vậy, chúng vẫn tuân theo nguyên tắc kết hợp phòng cháy thụ động với chủ động.
Máy báo khói, báo khí CO là hệ phòng cháy thụ động thường trực mà các gia đình đều nên lắp đặt. Ngoài ra, tùy vào diện tích và khả năng trang bị, bình cứu hỏa nhất thiết phải có để phản ứng nhanh khi đám cháy còn nhỏ, tránh lan rộng và quan trọng nhất là tạo thêm thời gian cho người bị ảnh hưởng sơ tán đến nơi an toàn.
GEEC là Nhà cung cấp THIẾT BỊ – GIẢI PHÁP – DỊCH VỤ TƯ VẤN về Phòng cháy chữa cháy hàng đầu tại Việt Nam. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy cũng như hệ thống đối tác uy tín trên thế giới như PANASONIC, HONEYWELL, TANDA.v.v… Liên hệ ngay với chúng tôi để mua hàng hoặc nhận tư vấn.
- HOTLINE: 079 861 999
- FACEBOOK: fb.com/geec.vn
- TELEGRAM: t.me/t/079 861 999
- WHATSAPP: wa.me/079 861 999