TIÊU CHÍ MÔ HÌNH TỔ LIÊN GIA PCCC
(GEEC.VN) – Như thế nào là Tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng” hoạt động hiệu quả và an toàn?
1. Những lưu ý trong quá trình hoạt động của Tổ liên gia về phòng cháy chữa cháy
Mỗi chủ hộ gia đình cần có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn đối với gia đình mình. Tổ trưởng tổ liên gia phải có lịch kiểm tra việc thực hiện định kỳ các điều kiện PCCC tại các hộ gia đình trong tổ liên gia (ít nhất 6 tháng/lần).
Trong điều kiện cho phép, định kỳ tổ chức họp tổ liên gia để phổ biến và cập nhật các kiến thức cơ bản về an toàn PCCC & CNCH. Tổ chức họp đột khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, hoặc có sự cố cháy, nổ xảy ra trong khu vực.
2. Xử lý tinh huống khi có sự cố cháy nổ
Khi xảy ra sự cố cháy nổ tại bất kỳ hộ gia đình nào trong tổ liên gia, các bước xử lý như sau:
– Người phát hiện sự cố cháy nổ cần kích hoạt chuông báo động cho các hộ trong tổ biết; thông báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc Bộ quay số tự động nếu có), hoặc lực lượng chức năng cấp cơ sở.
– Thành viên của các hộ gia đình trong tổ liên gia sử dụng phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ đã được trang bị tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn. Lưu ý: Nếu đám cháy phát sinh lớn nên sơ tán toàn bộ cư dân trong thời gian nhanh nhất có thể, và đặc biệt không nên quay lại bên trong và mang theo đồ đạc.
– Tổ trưởng tổ liên hỗ trợ chữa cháy, người bị nạn, báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, Công an địa phương, hoặc Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.
3. Đối tượng xây dựng mô hình
Tại các ngõ, hẻm, khu vực tập trung đông dân cư (khu tập thể cũ, khu phố cổ, khu vực tập chung nhiều nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh) có chiều dài từ 50 m trở lên mà xe chữa cháy không tiếp cận được.
4. Điều kiện đối với mô hình
Có quy định về quản lý, sử dụng phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các điểm chữa cháy công cộng (trong đó quy định rõ việc quản lý, sử dụng, kiểm tra, thay thế phương tiện khi hỏng hóc hoặc sau khi sử dụng).
5. Bố trí, trang bị phương tiện PCCC, CNCH tại điểm chữa cháy công cộng
– Bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện PCCC, hệ thống tiêu lệnh, biển báo. Khoảng cách giữa 02 điểm đặt phương tiện là 50m, không cản trở lối đi lại của người dân trong khu vực.
– Số lượng, loại phương tiện tối thiểu tại mỗi điểm:
+ 02 bình bột chữa cháy loại ABC và bình khí CO2
+ Kệ bảo quản bình chữa cháy, nội quy sử dụng và tiêu lệnh.
+ Xà beng, kim cộng lực, hoặc trang bị tủ dụng cụ (căn cứ điều kiện thực tế).
Căn cứ vào điều kiện thực tế, khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nổi, thiết bị mở khóa; khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy cơ động, lăng, vòi chữa cháy.
6. Tổ chức hoạt động
– Tổ chức hướng dẫn người dân trong khu vực nắm rõ các phương tiện chữa cháy cơ bản, cũng như nội quy, quy định về bảo quản phương tiện; các trường hợp được sử dụng phương tiện; quy trình chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và cách sử dụng phương tiện có hiệu quả.
– Kiểm tra, duy trì chế độ sẵn sàng của phương tiện; thay thế kịp thời những phương tiện hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng theo quy định.
* Chú ý: Các thành viên của tổ liên gia PCCC chủ động nguồn kinh phí để trang bị, lắp đặt hệ thống nút ấn, thiết bị cảnh báo sự cố, bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ thô sơ… Do vậy, cần lựa chọn các thiết bị phù hợp với điều kiện kinh phí và phải bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hãy liên hệ với đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn về PCCC để được tư vấn và hỗ trợ.
GEEC là Nhà cung cấp THIẾT BỊ – GIẢI PHÁP – DỊCH VỤ TƯ VẤN về Phòng cháy chữa cháy hàng đầu tại Việt Nam. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy cũng như hệ thống đối tác uy tín trên thế giới như PANASONIC, HONEYWELL, HOCHIKI.v.v… Liên hệ ngay với chúng tôi để mua hàng hoặc nhận tư vấn.
- HOTLINE: 079 861 999
- FACEBOOK: fb.com/geec.vn
- TELEGRAM: t.me/t/079 861 999
- WHATSAPP: wa.me/079 861 999